Doanh nghiệp cần làm gì ngay sau khi có kết quả Giấy phép kinh doanh ?

1. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP

2. MUA THIẾT BỊ CHỮ KÝ SỐ

3. THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ

4. ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU

Qua tiếp xúc với những doanh nghiệp khi mới bắt tay vào hoạt động kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp còn loay hoay hoặc không biết phải làm gì tiếp theo ngay sau khi nhận được kết quả Giấy phép đăng lý doanh nghiệp và con dấu sao cho đúng tiến độ mà không bị phạm phải những quy định của Luật doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Chúng tôi đã gặp không ít trường hợp một số doanh nghiệp ngay sau khi lập xong thủ tục giấy phép đăng ký doanh nghiệp, do lo chú tâm đến việc chuẩn bị những khâu cần thiết cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị như hạ tầng, cơ sở vật chất, thị trường đầu ra, đối tác khách hàng … hoặc chưa đi vào hoạt động kinh doanh ngay nên “Cất Giấy phép vào tủ lưu trữ”. Chủ doanh nghiệp đơn giản nghĩ rằng chưa bán hàng, chưa cần xuất hóa đơn nên “cứ để yên đấy” là được rồi, đến khi cần có hóa đơn xuất cho khách hàng thì doanh nghiệp mới “tá hỏa” vì chưa làm thủ tục đăng ký thuế hoặc bị đóng mã số thuế đã chạy đến yêu cầu nhờ chúng tôi “cấp cứu gấp!”.

Doanh nghiệp không hiểu rằng, ngay sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thì trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận tình trạng là doanh nghiệp đang hoạt động và Cơ quan thuế địa phương quản lý cũng đã cập nhật tình trạng của doanh nghiệp. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những việc đăng ký thuế tiếp theo thì sẽ bị Cơ quan thuế ghi nhận tình trạng bị trễ tờ khai thuế, phạt chậm nộp thuế (thuế môn bài) và thậm chí là bị đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

Để giúp Quý khách hiểu rõ hơn trình tự phải làm gì sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Công ty PHÁT TÀI xin tóm tắt những bước cơ bản mà doanh nghiệp cần hoàn thành sau đây:

1. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP

Việc mở tài khoản ngân hàng do người Đại diện pháp luật tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị khi đi mở tài khoản ngân hàng gồm:

▶ 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;

▶ 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép;

▶ 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”;

▶ Con dấu doanh nghiệp (mang theo khi đến làm thủ tục).

2. MUA THIẾT BỊ CHỮ KÝ SỐ

Mua thiết bị chữ ký số để Đăng ký Nộp thuế điện tử và Báo cáo thuế qua mạng internet.

3. THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ

▶ Đăng ký nộp thuế điện tử là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế theo quy định hiện hành.

▶ Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại một trong các Ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tải khoản đại diện cho doanh nghiệp (doanh nghiệp phải có thiết bị chữ ký số mới đăng ký nộp thuế điện tử được).

4. ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU

▶ Làm 02 bộ hồ sơ cho mỗi loại biểu mẫu/công văn – Cơ quan thuế lưu giữ 01 bộ; doanh nghiệp lưu giữ 01 bộ sau khi có CQ thuế đóng mộc xác nhận đã nhận hồ sơ.

Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu gồm các bước:

Bước 1: Doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh phải nộp Thuế Môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời nộp 02 mẫu tờ khai Môn bài (01/MBAI – Ban hành kèm theo Thông tư số 156./2013/TT-BTC). Đồng thời trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế điện tử.

Bước 2: Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử xong thì Cơ quan thuế mới tiếp nhận Hồ sơ đăng ký thuế.

Bước 3: Sau khi đã đăng ký nộp thuế điện tử thành công, có xác nhận của ngân hàng nơi đăng ký nộp thuế điện tử, doanh nghiệp nộp cho Cơ quan thuế địa phương:

▷ 02 mẫu 06/GTGT Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo thông tư 156/2013/TT-BTC);

▷ 02 bản Mẫu 08/MST Đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng;

▷ 02 bản photo Giấy đăng ký kinh doanh;

▷ 02 bản photo CMND Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp;

▷ 02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng.

Sau 05 ngày làm việc Cơ quan thuế sẽ có thông báo kết quả v/v áp dụng phương pháp tính thuế.

Bước 4: Nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in. Sau khi nhận thông báo v/v áp dụng phương pháp tính thuế:

Đơn vị muốn đặt in hóa đơn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, gồm:

▷ 02 bản công văn đặt in hóa đơn;

▷ 02 bản sao giấy phép kinh doanh;

▷ 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của Cơ quan Thuế.

Sau khoảng 05 ngày làm việc, đơn vị đến Cơ quan Thuế nhận Thông báo chấp thuận tự đặt in hóa đơn và tiến hành liên hệ nhà in để in hóa đơn.


Trường hợp nếu doanh nghiệp muốn mua hóa đơn (không đặt in) từ cơ quan thuế để sử dụng thì làm hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn tại Chi cục Thuế/ Cục thuế.

Hồ sơ chuẩn bị (02 bộ) gồm:

▷ 02 Đơn đề nghị mua hóa đơn;

▷ 02 Bản cam kết – Mẫu số: CK01/AC (thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014);

▷ 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của cơ quan thuế;

▷ 02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hàng;

▷ 02 Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài;

▷ 02 bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp;

▷ 02 bản sao CMND của người đại diện pháp luật.

Sớm nhất sau 05 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ có thông báo kết quả về việc tự in hoặc mua hóa đơn để doanh nghiệp sử dụng.


Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi nếu Quý khách vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị, lưu ý trước và sau khi thành lập công ty.