Đại diện theo ủy quyền

1. Căn cứ phát sinh

▶ Theo pháp luật dân sự thì “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” (Khoản 1 Điều 142 BLDS 2005).

▶ Nhận thấy rằng người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Căn cứ phát sinh đại diện theo ủy quyền là dựa trên sự ủy quyền của đương sự. Khác với người đại diện theo pháp luật và người đại diện do Tòa án chỉ định thì đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền cũng là người đại diện theo pháp luật, trường hợp này cũng đã phát sịnh đại diện theo ủy quyền.

2. Phạm vi tham gia

Người đại diện theo ủy quyền có thể tham gia tố tụng trong các loại việc, trừ trường hợp đối với việc li hôn, với việc li hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. người đại diên theo ủy quyền có thể thay đương sự thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ của họ hoặc cũng có thể thực hiện một phần nếu được ủy quyền một phần.

3. Quyền và nghĩa vụ của người đại dện theo ủy quyền

▶ Pháp luật tố tụng dân sự cũng đã quy định rõ “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Như vậy, có thể khẳng định người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự trong phạm vi ủy quyền.

▶ Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 74 BLTTDS “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện:

▷ Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện;

▷ Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”;

▶ Như vậy, thông qua quy định trên, nhận thấy rằng người đại diện theo ủy quyền chỉ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Những hành vi của người đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền đều không có giá trị pháp lý.

4. Những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền

▶ Giống như đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền cũng có hai trường hợp mà không được làm người đại diện quy định tại Khoản 1, 2 Điều 75 BLTTDS 2004.

▶ Bên cạnh đó, trong đại diện theo ủy quyền, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định “cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát, công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật” (Khoản 3 Điều 75 BLTTDS 2004).

5. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý

▶ Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và hậu quả của việc chấm dứt được quy định tại Điều 77 , Điều 78 BLTTDS và Điều 147, Điều 148 BLDS.

▶ Điều 147 BLDS quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền của cá nhân trong các trường hợp sau đây:

▷ Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

▷ Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;

▷ Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”;

▶ Điều 148 BLDS quy định về trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền của tổ chức như sau: “2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

▷ Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

▷ Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;

▷ Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”;

▶ Đối với hậu quả của việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền được quy định tại khoản 2 Điều 78 BLTTDS“Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.


Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi nếu Quý khách vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị, lưu ý trước và sau khi thành lập công ty.